Để đảm bảo quản lý heo nái đẻ thành công người nông dân cần chú ý đến 10 bước quản lý heo nái đẻ thành công sau đây:
1. Chuẩn bị chuồng đẻ
Chuồng đẻ phải đủ ấm, chính vì vậy cần lắp các thiết bị chống lạnh cho heo con sơ sinh. Vệ sinh, tiêu độc, giữ khô khu vực và thiết bị sưởi ấm cho heo. Có thể sử dụng các chế phẩm làm khô. Kiểm tra đèn úm hoạt động có tốt không, vị trí lắp có đúng không (phía sau chuồng, trên thảm hoặc tấm lót). Nhiệt độ phía trên bề mặt thảm và tấm lót phải trên 35°C.
Các miếng lót hoặc thảm phải đặt ở vị trí chính xác. Chuẩn bị thuốc hỗ trợ cho heo đẻ (Oxytocin…). Duy trì trại đẻ thật yên tĩnh.
2. Chuẩn bị cho nái đẻ
Quản lý thể trạng nái đẻ thật chính xác (độ dày mỡ lưng 18~19mm).
Chính vắc-xin cho nái theo chương trình đã quyết định trước.
Nái mang thai từ 112 ngày thì ăn 1,8kg/ngày.
3. Kiểm tra môi trường nuôi dưỡng hằng ngày
Duy trì nhiệt độ phòng đẻ từ 22~24°C.
Heo con có thể nằm thoải mái phía dưới khu vực đèn úm. Lắng nghe tiếng kêu của heo để xác định chúng thật thoải mái. Tốc độ gió không quá cao (20 cfm/nái. 1 cfm (cubic feet perminute) tương đương 1,699 m³/giờ), tránh gió lạnh lùa vào. Vệ sinh phân và chất thải 2 lần/ngày.
4. Hỗ trợ đỡ đẻ thật cẩn thận
Cần phải cẩn thận và lưu ý những heo có tiền sử đẻ khó. Cần hỗ trợ đỡ đẻ những heo đẻ non và đẻ khó.
5. Quản lý giảm số heo chết
Cần nắm rõ những nguyên nhân khiến heo con chết như nái già, quá mập, sử dụng Oxytocin không đúng cách (quá liều hoặc quá nhiều lần). Cần ghi lên bảng tên những nái có tiền sử sẩy thai.
Những nái có tiền sử đẻ khó cần lưu ý khi gặp vấn đề hoặc trên 20~30 phút mà vẫn không đẻ được thì cần có giải pháp kịp thời để hỗ trợ cho nái đẻ.
6. Mọi heo con cần được sưởi ấm và giữ khô
Thân của heo con mới đẻ thường rất ẩm và thân nhiệt hạ rất nhanh, vì vậy nên sử dụng đè úm và bột làm khô cho heo con.
7. Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ
Mọi heo con cần được bú sữa đầu đầy đủ. Sữa đầu là nguồn kháng thể quan trọng từ mẹ và là nguồn cung cấp năng lượng sưởi ấm cho heo con.
Sau khi heo con được đẻ ra, cần quan sát heo con có bú sữa mẹ đầy đủ hay không, giúp đầu heo con hướng về chỗ vú mẹ.
8. Hạn chế tối đa di chuyển heo
Những bầy nái đẻ con ít thì nên ghép heo từ nơi khác vào. Hạn chế tối đa di chuyển heo.
9. Cần quan tâm tới heo còi và bệnh
Cần quan sát heo mỗi ngày. Nhanh chóng phát hiện heo có vấn đề và tập trung điều trị.
10. Đánh giá nái
Xem xét lượng cám nái ăn vào. Làm sạch máng và cung cấp cám tươi. Kiểm tra lượng sữa nái, giúp nái lứa đầu uống nước dễ dàng. Kiểm tra phân heo nái. Kiếm tra tình trạng vệ sinh dịch tễ. Xem xét heo con có khỏe mạnh hay không.
Trên đó là 10 bước quản lý heo nái đẻ thành công, rất mong có thể giúp ích được cho người chăn nuôi heo.
(sưu tầm)
Theo: Heo Team- Heo.com.vn